Bạn có muốn tạo ra những nội dung hấp dẫn, sáng tạo thu hút người đọc, làm thay đổi hành vi mua sắm của họ. Muốn được điều đó thì bên cạnh việc đầu tư, tìm kiếm ý tưởng thì bạn tuyệt đối đừng mắc phải những lỗi sau đây. 6 lỗi mà bạn sẽ rất dễ mắc phải khi làm Copywriting.

1. Lỗi chính tả

Sơ suất trong chính tả là một trong những sai lầm phổ biến và ảnh hưởng nhất mà người viết phải dễ mắc phải.

Việc kiểm tra chính tả trong trong Word hoặc hệ thống quản lý nội dung không thể giải quyết hết vấn đề. Đây là lý do tại sao bạn cần phải kiểm tra chúng ít nhất 2 lần trước khi gửi đi.

Sai chính tả có thực sự ảnh hưởng lớn không? Và đây là câu trả lời:

✍️ [su_highlight background=”#f4f757″]74%[/su_highlight] người dùng mạng chú ý đến chính tả và ngữ pháp khi vào xem website của công ty.
✍️ [su_highlight background=”#f4f757″]Hơn 50% [/su_highlight]số người sẽ tránh hợp tác với các doanh nghiệp mắc các lỗi trên.

[su_highlight background=”#a2f757″]Giải pháp: [/su_highlight]

? Đừng bao giờ cho rằng các phần mềm quản lý văn bản sẽ kiểm tra được tất cả các lỗi về chính tả và ngữ pháp

? Nếu bạn không chắc từ đó đã viết đúng hay chưa, hãy kiểm tra nó

? Luôn đọc lại nội dung của bạn trước khi gửi đi

? Sử dụng một phần mềm soạn thảo nếu có và ít nhất cho một người nào đó xem qua chúng

? Nếu bạn tự mình chỉnh sửa thì hãy đọc to chúng lên

2. Nhồi nhét từ khóa

Tình trạng này thường xảy ra với công việc SEO. Mục đích là để đưa website lên top nhanh. Tuy nhiên giờ đây khi thuật toán của Google ngày càng thông minh hơn thì một bài viết “Nhồi nhét từ khóa” sẽ bị đánh dấu là Spam. Quan trọng hơn đối tượng người đọc bài viết sẽ cảm thấy khó chịu trước sự nhàm chán của bài viết.

Bạn có thể đoán được từ khóa nào mà tác giả đã cố tình chèn vào ko?


15 từ “website” trong khoảng 250 từ có trong đoạn chữ trên chắc chắn sẽ nhận được sự “chú ý” của Google. Nếu bạn chưa biết định nghĩa “keyword stuffing”, hãy tìm hiểu trên Google Webmaster Tools.

[su_highlight background=”#a2f757″]Giải pháp: [/su_highlight]

? Hãy ưu tiên đến chất lượng nội dung

? Để từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên xuyên suốt bài viết

? Tập trung vào việc dùng các từ khóa đúng chỗ, hợp ngữ cảnh

? Sử dụng SEO plug-in hoặc phần mềm để đo lường hiệu quả việc sử dụng từ khóa

Xem thêm: Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả

3. Không chú trọng vào headline

Một headline hay sẽ hấp dẫn người đọc. Nếu bạn đặt headline mà người đọc không màng lướt tới, thì làm sao có thể mong chờ họ đọc bài viết của bạn? Tính trung bình, 8/10 người sẽ đọc headline và chỉ có 2/10 người sẽ đọc phần còn lại. Ngày nay khi mà có vô số đối thủ cạnh tranh, một headline nghèo nàn sẽ như dìm hết mọi thứ xuống vực.

“90% những người chia sẻ nội dung của bạn, thường dựa trên các headline vì thậm chí họ không bận tâm để click và đọc nội dung trước khi chia sẻ” . Điều này đặc biệt được áp dụng đối với các bài viết truyền thông xã hội và nội dung blog.

Hãy cùng xem qua một vài tiêu đề hay sau:

[su_highlight background=”#e0f757″]Ngành kinh doanh tỷ USD này ngày càng phát triển nhờ người giàu mạnh tay chi tiền[/su_highlight]
[su_highlight background=”#f7ed57″]Sinh viên ngân hàng đi đâu sau tốt nghiệp?[/su_highlight]
[su_highlight background=”#f7c657″]Nếu sống ở nước này, bạn có khả năng trở thành người giàu “dễ như ăn bánh”: Cứ 3 người lại có 1 triệu phú![/su_highlight]

 

[su_highlight background=”#a2f757″]Giải pháp: [/su_highlight]

? Đặt ngắn gọn và trọng tâm (nhưng đừng quá “nghĩa đen” như các headline trên)

? Sử dụng các từ “mềm mại” và có tính thuyết phục

? Tìm hiểu đối tượng khách hàng của bạn

? Dùng các con số và các từ để hỏi (tại sao, như thế nào…)

? Đặt những câu hỏi gây tò mò

4. Không kiểm tra lại ngữ nghĩa của nội dung 

Những gì bạn viết có thể bao hàm nhiều ẩn ý, đặc biệt là ngôn ngữ Việt Nam rất đa dạng về mặt ý nghĩa. Do đó bạn cần phải cẩn thận xem những từ bạn viết có đúng như những gì bạn nghĩ đến hoặc sẽ tự tay kết liễu con đường làm copy của bạn.

[su_highlight background=”#a2f757″]Giải pháp: [/su_highlight]

? Sử dụng ngữ pháp một cách hợp lý để làm rõ nội dung

? Hãy chắc rằng nội dung cuối cùng được trình bày chính xác trước khi gửi đi

5. Không biết những gì viết ra sẽ được trình bày trên phương tiện nào

Hãy luôn hỏi khách hàng của bạn để biết những nội dung mà bạn viết sẽ được trình bày lên đâu. Facebook, Website, Video hãy lựa chọn cho mình một kênh truyền tải hợp lý.

[su_highlight background=”#a2f757″]Giải pháp: [/su_highlight]

? Biết các phương tiện mà bạn đang viết là gì

? Nếu chưa rõ, hãy nghiên cứu định dạng cho từng phương tiện

? Nếu nội dung sẽ xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông, hãy xem xét đến việc tạo ra nhiều phiên bản khác nhau.

6. Dài dòng

Hãy nhớ là không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xem hết những bài viết dài nếu không có đủ sức hấp dẫn. Dù là trình bài ở đâu thì một ý tưởng tốt cần cô đọng trong vài từ, đặc biệt là nếu bạn đang viết bài đăng web. Dù nội dung bạn có hay đến mức nào thì khi đứng trước một khối lượng chữ khổng lồ, người đọc cũng sẽ thấy ngán ngẫm. Hãy ngắn gọn, xúc tích những gì cần viết.

Liệu bạn có thật sự muốn đọc những dòng chữ dày đặc trong hình bên dưới?

Kết luận

[su_note note_color=”#f6ec6c”]Copywriting rất thú vị và mang lại giá trị rất lớn. Tuy nhiên bạn cần phải cận thận, Cho dù bạn đang viết một bài blog cho công ty, một email cho khách hàng, bạn cũng không được quá vội vã, để rồi mất đi sự tỉ mỉ, cẩn thận của mình. [/su_note]